Dien dan da cau Tran Nguyen Han
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Dien dan da cau Tran Nguyen Han

Dien Dan Da Cau
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
Latest topics
» Chủ đề: Phân tích các kỹ thuật đơn nam
Chấn Thương Thể Thao I_icon_minitimeMon May 28, 2012 9:03 am by Admin

» Chấn Thương Thể Thao
Chấn Thương Thể Thao I_icon_minitimeMon May 28, 2012 9:00 am by Admin

» Kỹ thuật chơi đầu
Chấn Thương Thể Thao I_icon_minitimeMon May 28, 2012 8:56 am by Admin

» Santo - vẻ đẹp của sức mạnh và hoa mỹ
Chấn Thương Thể Thao I_icon_minitimeMon May 28, 2012 8:51 am by Admin

»  Hỏi kĩ thuật về santo
Chấn Thương Thể Thao I_icon_minitimeMon May 28, 2012 8:50 am by Admin

»  Kĩ thuật kéo cầu và chạy đà!!!
Chấn Thương Thể Thao I_icon_minitimeMon May 28, 2012 8:44 am by Admin

» Chiến lược phát triển club lâu dài
Chấn Thương Thể Thao I_icon_minitimeMon May 28, 2012 8:35 am by Admin

» Thống kê những địa điểm đá cầu ở HP
Chấn Thương Thể Thao I_icon_minitimeMon May 28, 2012 8:33 am by Admin

» Căng cơ lâu dài
Chấn Thương Thể Thao I_icon_minitimeMon May 28, 2012 8:32 am by Admin

March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar
Affiliates
free forum


 

 Chấn Thương Thể Thao

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 15
Join date : 27/05/2012

Chấn Thương Thể Thao Empty
Bài gửiTiêu đề: Chấn Thương Thể Thao   Chấn Thương Thể Thao I_icon_minitimeMon May 28, 2012 9:00 am


Phần I: Đặc điểm chung của chấn thương thể thao.

Chấn thương là sự tổn thương các tổ chức cơ quan của cơ thể do tác động ngoại lực như các tác nhân cơ học, lý học hay hoá học…gây nên làm rối loạn hoặc mất đi chức năng sinh lý bình thường của các tổ chức đó.

Nguyên nhân xuất hiện chấn thương do nhiều nguyên nhân như: tai nạn lao động, tai nạn giao thông và do tập luyện - thi đấu thể thao. Vì vậy, trong tập luyện và thi đấu thể thao cần phải có những biện pháp và phòng ngừa gây nên chấn thương, để đạt được hiệu quả trong tập luyện, mỗi huấn luyện viên, giáo viên cần phải hiểu và nắm vững đặc điểm, nguyên nhân và điều kiện gây ra chấn thương thể thao.

Tuy nhiên, trong tập luyện và thi đấu thể thao, chấn thương xảy ra phụ thuộc vào từng môn thể thao khác nhau, trong thi đấu chấn thương nhiều hơn trong tập luyện. Ngoài ra chấn thương còn phụ thuộc vào trình độ tập luyện của vận động viên.

Chấn thương thể thao có thể chia thành chấn thương hở hay chấn thương kín phụ thuộc vào sự phá vỡ tiểu mô. Dựa vào mức độ nặng - nhẹ các chấn thương có thể gặp là chấn thương nhẹ, trung bình và nặng.

Chấn thương mức độ nhẹ là chấn thương không gây ảnh hưởng nhiều đến năng lực vận động của vận động viên và giảm sút chức năng sinh lý cơ thể.

Chấn thương mức độ trung bình là chấn thương có những biến đổi về chức năng sinh lý cơ thể và giảm năng lực vận động của vận động viên.

Chấn thương nặng là chấn thương có những biến đổi lớn về chức năng, sinh lý của cơ thể và ảnh hưởng đến khả năng vận động của
vận động viên, cần phải nghỉ ngơi để điều trị và hồi phục.

Trong tập luyện và thi đấu thể thao, loại chấn thương thường xảy ra là chấn thương kín: bầm tụ máu, dãn dây chằng, đứt cơ và dây chằng… trong đó bầm tụ máu chiếm 50%, phần lớn là chấn thương hệ khớp, khớp gối chiếm 30%. Chấn thương hở thường ít xảy ra, hầu hết là các vết xây sát. Trong chấn thương thể thao, chấn thương mức độ nhẹ chiếm 90%; mức độ trung bình khoảng 9% và mức độ nặng khoảng 1%.

Sự hồi phục chức năng vận động không hoàn toàn và trở thành tàn phế trong các trường hợp bị chấn thương chiếm 3 – 5%.

Phần II: Nguyên nhân và cơ chế chấn thương thể thao

1. Nguyên nhân gây chấn thương.
Trong tập luyện và thi đấu thể thao, nguyên nhân gây ra chấn thương do nhiều nguyên nhân cùng một lúc gây nên, chúng ta có thể xem xét các nguyên nhân sau:

+ Do phương pháp huấn luyện, giảng dạy không đúng nguyên tắc huấn luyện cơ bản như: Tập luyện không thường xuyên và liên tục, lượng vận động quá lớn không phù hợp, tăng độ khó của động tác và không đối xử cá biệt trong huấn luyện. Việc huấn luyện dồn ép, thiếu hiểu biết trong việc sử dụng các phương pháp thúc đẩy hồi phục trong và sau tập luyện, không đánh giá đúng ý nghĩa của việc tập luyện thường xuyên có hệ thống và tính kế thừa trong huấn luyện kỹ thuật, việc áp dụng các sân bãi mà cơ thể vận động viên chưa có sự chẩn bị cần thiết về thể lực hay mệt mỏi của buổi tập trước chưa được khắc phục, khởi động chưa đủ hay không hợp lý…

+ Tổn thương do trình độ sức khoẻ không đầy đủ:
Khi đang đau ốm.
Khi mới ốm dậy hoặc mệt mỏi quá sức.
Cơ thể lành mạnh nhưng tình hình chức khoẻ chưa phù hợp với môn thể thao trong tập luyện và thi đấu.

+ Tổn thương do trình độ huấn luyện còn thấp kém đã ra thi đấu: Thường xảy ra ở những VĐV còn non kém về trình độ kỹ thuật, chưa đáp ứng được trong thi đấu mà đã thi đấu.

+ Sai sót trong tổ chức tập luyện và thi đấu. Do cấu trúc bài tập không hợp lý cũng như việc sắp xếp chương trình thi đấu không hợp lý, thiếu khoa học như bố trí vị trí người tập không tốt, sự tập trung vận động viên quá động không đảm bảo trật tự, trình độ, đẳng cấp, hạng cân của các vận động viên không đồng nhất hoặc tổ chức tập luyện và thi đấu không có mặt huấn luyện viên, giáo viên.

+ Yêu cầu về cơ sở vật chất trong buổi tập luyện và thi đấu không đáp ứng đầy đủ. Như chất lượng trang thiết bị - dụng cụ tập luyện và thi đấu kém, không đầy đủ và hợp lý. Không ít các trường hợp gây chấn thương là do mặt sân trơn, lồi lõm, sàn tập không đúng chất lượng hoặc do không có trang bị dụng cụ bảo hiểm, quần áo trang phục các nhân vận động viên không phù hợp với thời tiết, giày không đúng tiêu chuẩn và kích cỡ.

+ Điều kiện khí hậu và điều kiện vệ sinh không phù hợp. Sân bãi, dụng cụ tập luyện và thi đấu không đủ vệ sinh, ánh sáng không đáp ứng nhu cầu, nhiệt độ của phòng tập luyện – thi đấu kém do quá nóng hoặc quá lạnh.

+ Do bản thân vận động viên thiếu nhận thức trong tập luyện và thi đấu như vận động viên vội vàng, thiếu tập trung, chú ý, vô ý thức, tổ chức kỷ luật trong tập luyện hoặc vận động viên phạm luật bằng các động tác bị nghiêm cấm trong thi đấu ở các môn đối kháng.

+ Không tuân thủ những yêu cầu của bác sĩ trong khâu tổ chức quá trình tập luyện như không kiểm tra y học trước khi tập luyện – thi đấu, không tuân thủ thời gian nghỉ ngơi hồi phục sau chấn thương hay bệnh lý, không tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ liên quan đến trạng thái sức khỏe của vận động viên và những chỉ dẫn về việc áp dụng phương pháp hồi phục.

+ Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác do tác nhân bên trong như:

Do những rối loạn về khả năng định hình động lực trong không gian, giảm sút các phản ứng bảo bệ, độ tập trung chú ý, hoặc do căng thẳng, tập luyện quá sức…Những rối loạn này sẽ dẫn đến mất cảm giác, rối loạn sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ, giảm biên độ động tác, làm mất đi độ nhanh nhẹn, khéo léo cần thiết trong quá trình thực hiện động tác, từ đó dẫn đến sự chấn thương. ==> Hay gặp khi thi đấu

Những biến đổi về trạng thái chức năng của một số hệ cơ quan do sau một giai đoạn dài nghỉ tập hoặc ngừng tập luyện bởi các lý do như ốm, mệt …

Mức độ chuẩn bị thể lực chưa tốt để đáp ứng trong quá trình phối hợp động tác hoặc khi thực hiện các động tác khó.

2. Cơ chế xuất hiện chấn thương.
Theo cơ chế chấn thương phần lớn các trường hợp đều do va đập. Sự va đập này chủ yếu diễn ra khi vận động viên bị ngã xuống đất, sân hoặc sàn tập, số còn lại là do vận động viên tự va chạm vào nhau hoặc đối phương tạo ra.

Do hoạt động vượt quá biên độ cho phép, nghĩa là chấn thương xảy ra theo cơ chế kéo giãn hay xoắn vặn. Trong trường hợp này chấn thương thường xảy ra là giãn cơ, dây chằng nhất là ở các khớp. ==> Hay gặp trong đá cầu

Do quá tải chịu đựng của cơ thể vận động viên như trong cử tạ…

3. Phòng tránh chấn thương trong tập luyện, thi đấu.

Phòng tránh chấn thương có thể xem như một quan điểm mới của y học thể thao, trước đây người ta chỉ coi trọng vấn đề chẩn đoán, điều trị chấn thương chứ không chú trọng đến việc phòng tránh chấn thương. Ngày nay huấn luyện viên và bác sĩ thể thao đều đặt vấn đề phòng tránh chấn thương lên hàng đầu. Vậy, phòng tránh chấn thương được hiểu gồm tất cả các biện pháp xác định các yếu tố nguy cơ gây chấn thương và cách giảm tối thiểu chúng.

Các biện pháp chủ yếu phòng tránh chấn thương gồm:

Chế độ kiểm tra theo dõi sức khoẻ: Mỗi người tập luyện và VĐV không quá sức mình. Sức khoẻ cũng luôn thay đổi, vậy phải chọn cách tập và khối lượng vận động phù hợp. Cho nên chế độ kiểm tra theo dõi sức khoẻ là cần thiết, gồm có:

Kiểm tra sức khoẻ lần đầu tiên.

Theo dõi sức khoẻ từng thời kỳ và từng buổi tập.

Kiểm tra sức khoẻ trước thi đấu.

Kiểm tra sức khoẻ khi mới khỏi ốm, bỏ tập một thời gian dài tập luyện… để ấn định chế độ tập luyện tiếp tục.

Quan sát và hướng dẫn về y học trong quá trình huấn luyện thể dục. Cần sử dụng mọi phương pháp kiểm tra sức khoẻ (lâm sàng và cận lâm sàng), cần đi sâu vào thực tế tập luyện để kiểm tra quan sát ngay trên sân bãi thì thầy thuốc mới nhận định và góp ý kiến được chính xác về các mặt sau đây:

Phương pháp huấn luyện: tuần tự, hệ thống…

Tình hình vệ sinh: tập luyện, thi đấu…

Phản ứng của cơ thể có phù hợp với đặc điểm từng người hay không.
Khối lượng vận động có vừa, thấp hay cao.

Phát hiện kịp thời mệt mỏi quá độ.

Công tác bảo hiểm.

Hằng ngày, VĐV phải biết tự kiểm tra sức khoẻ theo đúng yêu cầu bác sĩ và có phản ánh thường xuyên.
Quan sát và tổ chức đầy đủ công tác y học phục vụ thi đấu.

Đôn đốc, hướng dẫn bảo vệ sức khoẻ VĐV trước, trong và sau khi thi đấu.

Tổ chức y tế cấp cứu.

Đôn đốc và kiểm tra vệ sinh sân bãi, thiết bị, dụng cụ…

Luôn có cán bộ y tế chuyên trách trong tập luyện và thi đấu: Đây là phương pháp hữu hiệu nhất trong công tác theo dõi chăm sóc vận động viên.
Mục đích, nhiệm vụ của cán bộ y tế:
Kiểm tra sức khoẽ thường xuyên vận động viên.

Chẩn đoán và điều trị chấn thương và vệ sinh phòng dịch.

Xác định và loại trừ các yếu tố nguy cơ gây chấn thương.
Xác định các yếu tố giảm thành tích tập luyện và thi đấu.

Kiểm tra tuyển chọn vận động viên.

Tham mưu cho chương trình huấn luyện.

Đảm bảo về trang phục và giầy tập luyện.
Đảm bảo môi trường tập luyện.
Phương pháp huấn luyện đúng.

Không tập luyện với lượng vận động quá lớn và kéo dài. ==>Có mỗi điều này có ý nghĩa nhất với đá cầu phủi

Phần III: Phân loại chấn thương thể thao.

Hầu hết tất cả vận động viên trong quá trình tập luyện, thi đấu thể thao đều xảy ra chấn thương ở mức độ nặng hoặc nhẹ khác nhau. Tuỳ theo môn thể thao khác nhau mà mức độ chấn thương cũng khác nhau. Theo số liệu của các nhà nghiên cứu y học thể thao thì tổng số vận động viên tham gia thì VĐV các môn đối kháng, VĐV điền kinh , VĐ thể dục dụng cụ là có tỷ lệ chấn thương chiếm đa số. Hiện nay trong y học thể thao, người ta phân loại chấn thương theo mức độ nhẹ, trung bình, nặng. Các triệu chứng cơ bản và phương pháp xử lý ban đầu như sau:



Bảng phân loại chấn thương thể thao và phương pháp xử lý.


Phần IV: “RICE” nguyên lý nền tảng của sơ cứu và điều trị chấn thương thể thao.
Nguyên lý cơ bản để điều trị hầu hết các chấn thương thể thao đó là
“RICE”, viết tắc các chữ sau: Rest; Ice; Compression; Elevation.

Điều trị bằng phương pháp RICE được tiến hành ngay sau khi bị chấn thương. Phương pháp này nếu được sử dụng ngay trong khoảng 10 – 20 phút đầu sau chấn thương có thể rút ngắn được thời gian điều trị được vài ngày hoặc vài tuần và nhanh chóng cho VĐV trở lại tập luyện và thi đấu.

Khi bị chấn thương, thực hiện phương pháp “RICE” ngay, gồm 4 bước:

- Rest (Relative rest): Nghỉ hoặc yên tĩnh tương đối.

Khi bị chấn thương phải ngừng ngay tập luyện. Nếu tiếp tục tập luyện làm cho chấn thương nặng thêm.

- Ice (chườm đá): Đó là phương pháp làm lạnh tại chỗ chấn thương ngay sau bị chấn thương. Cách này làm giảm sưng, đau, chảy máu và chống viêm.(gói đá vào khăn ướt chườm lên chỗ đau).Tuỳ theo chấn thương, có thể chườm đá liên tục và kéo dài vài ngày.

- Compression (băng ép): Để giảm phù nề nên đặt băng ép và thường xuyên chỗ bị chấn thương. Băng ép có thể tiến hành ngay cả trong khi chườm đá và kể cả sau khi chườm đá.

- Elevation (nâng cao chi): Khi bị chấn thương cần phải giữ chỗ bị chấn thương ở vị trí nâng cao hơn đầu nhằm làm giảm sự tích tụ dịch và máu xuất hiện do các mô và tổ chức bị tổn thương và viêm nhiễm. Giữ chỗ bị chấn thương ở tư thế nâng lên từ 24 đến 72 giờ.

Trong thời gian từ 24 đến 48 giờ đầu sau khi bị chấn thương không được dùng các liệu pháp nóng như tắm nóng, xoa dầu nóng, không xoa bóp chỗ bị chấn thương và không uống bia rượu. Điều đó làm tăng phù nề và tăng chảy máu tại chỗ bị chấn thương.

RICE không những là phương pháp điều trị mà còn là phương pháp sơ cứu chấn thương thể thao.
Về Đầu Trang Go down
https://dacau.forumvi.net
 
Chấn Thương Thể Thao
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Dien dan da cau Tran Nguyen Han :: Your first category :: Dien Dan Da Cau :: Dien Dan Da Cau THPT Tran Nguyen Han-
Chuyển đến